Từ xa xưa, rượu thuốc đã là một phương thuốc quý, được các danh y dành nhiều tâm sức nghiên cứu điều chế để dâng lên vua chúa, trong đó rượu ba kích cũng không phải là ngoại lệ.
Tương truyền, loại rượu này được các ngự y trong cung đình Huế xưa thường xuyên dâng lên cho các quân vương trước khi lui về nghỉ ngơi chốn hậu cung. Từ kinh nghiệm sử dụng trong hoàng cung, rượu ba kích dần trở thành bí quyết của nhiều đàn ông Việt. Trong đó, đồng bào Cơ Tu ở vùng Tây Giang (Quảng Nam) là những người rất coi trọng loại “xuân dược” này.
Theo người dân ở đây, họ không biết rượu ba kích có từ bao giờ, chỉ biết các thế hệ người Cơ Tu đã truyền cho nhau “truyền thống” vào núi đào củ ba kích về ngâm rượu uống. Theo kinh nghiệm của đồng bào, ba kích tốt là loại ba kích có rễ to, mập, cùi dày, màu tía. Khi đào phải dùng cuốc đào rộng xung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ. Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để bỏ lõi nhỏ bên trong, rồi phơi cho thật khô sau đó cắt thành từng đoạn ngắn để ngâm rượu. Ba kích có thể ngâm cùng rượu gạo hoặc nếp, chừng hơn 30 ngày là có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Đặc biệt, rượu ba kích khi ngâm lâu, rượu chuyển sang màu xanh tím, uống có mùi thơm ngậy. Lưu ý: loại củ này chỉ ngâm được một lần.

Rượu ba kích có phải là “Thần dược” kén người dùng
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội) nhận định: “Y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian coi ba kích là vị thuốc bổ thần kinh và tinh khí, trợ dương, kích thích tinh dục, trừ phong thấp chữa bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, lưng gối đau mỏi. Người lớn, nhất là từ 30 tuổi trở lên dùng rất tốt. Ngày uống 12-20g dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, thuốc viên hoặc rượu ngâm. Cũng có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để có hiệu quả hơn”.
Cũng theo ThS. BS Nguyễn Thị Hằng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cũng cho biết, ba kích có tác dụng tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng, chống viêm... Đối với nam giới, tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý. Rễ ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
Lời kết
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, loại rượu quý này không phải phù hợp với tất cả nam giới. Những người đang bị táo bón, tiểu đỏ, miệng đắng, đau mắt, bứt rứt và bệnh tim thì không nên dùng. “Vì ba kích có tính hàn nên phải sao với rượu để giảm bớt tính hàn vào khí và huyết. Nó là một vị cố tinh nên nếu người nào bị khó xuất tinh, uống ba kích vào lại càng khó thêm. Đặc biệt, lõi rễ cây ba kích có chất độc, khi chế biến không bỏ lõi sẽ hại đến tim.
Như vậy, Rượu ba kích chỉ có tác dụng với từng người và nên phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, bạch linh, hoài sơn, trạch tả, đan bì, sơn thù, nhục quế, hắc phụ tử, đỗ trọng...”, để mang lại hiệu quả tốt nhất
tìm kiếm thêm Cốt Toái Bổ ( Tắc Kè Đá) bổ thận tráng dương
tìm hiểu thêm phân phối sỉ lẻ Hoa AtiSo Đà Lạt uy tín